Rất dễ tìm thấy nhiều loại đồ gỗ trang trí trên thị trường nhưng bạn có chắc mình có đang sử dụng đồ dùng đúng giá trị? Chất lượng ở đâu? Chuẩn là như thế nào?
Không đề cập đến gỗ ép MDF công nghiệp làm đồ nội thất, ở đây mình đang đề cập đến Gỗ tự nhiên làm đồ trang trí. Bạn hãy phân biệt đồ gỗ sản xuất hàng loạt (mass) trên thị trường và Đồ gỗ làm thủ công từng chiếc một nha. Thật sự rất khác nhau đấy.
Trong Các loại gỗ tự nhiên, ở Việt Nam, chúng ta thường bắt gặp các các cái tên như bên dưới.
Gỗ Thông: mềm nhất, nhẹ nhất, và giá tốt nhất. Tiếp theo trung bình là các loại Tek, Beech, Hạng cao hơn trung bình thì có Ash (Tần Bì), sau đó là Oak (Sồi), Cherry (Xoan đào), Walnut (Óc chó), gỗ Mun, gỗ Đỏ, và còn nhiều lọa gỗ quý và han khiếm hơn. Mỗi loại gỗ đều có nét đẹp riêng, độ cứng chắc, độ cong vênh theo thời gian, màu sắc, số thớ, mùi thơm riêng. Từng loại gỗ thì lại có phân loại nhỏ: loại 1(cực phẩm tuyển chọn) , loại 2, loại 3 (thứ phẩm). Tùy theo những yêu cầu về công năng, bản chất, độ bền, theo thiết kế, màu sắc hoàn thiện và giá thành cho sản phẩm, người thợ sẽ chọn chất liệu gỗ nào để làm ra sản phẩm sao cho bền đẹp nhất. Người tiêu dùng thường khó phân biệt được nếu chỉ nghe tên gỗ nhưng lại có mức giá khác nhau.
Nói về kỹ thuật làm ra sản phẩm thì thời công nghệ hiện đại móc máy thay sức người thì các xưởng mộc đều sử dụng vào công nghệ CNC để làm ra sản phẩm. Tùy quy mô sản xuất mà xưởng trang bị máy nhỏ, to; một hay nhiều đầu chạy cùng một lúc. Năng suất và thời gian sản xuất hơn nhau là ở đây. Và tất nhiên giá sản phẩm sản xuất hàng loạt sẽ rẻ hơn rồi.
Máy CNC tự lắp ráp của Tiệm
Sau công đoạn này là khâu Quality Control (QC) quen thuộc trong ngành sản xuất. Khâu QC khá quan trọng nếu bị bỏ qua, hoặc dễ dãi cho qua thì sản phẩm không thể nào hoàn chỉnh được. Có thể BỊ MẺ CẠNH, BỊ XƯỚC MẤT THỊT GỖ, MẮC GỖ CHẦN DẦN NGAY TRÊN BỀ MẶT SẢN PHẨM, HOẶC DÙNG GỖ THỚ NGANG để ra thành phẩm. Đây được gọi là sản phẩm lỗi, không đạt yêu cầu để đưa đến tay người tiêu dùng.
Sau khi chạy ra hình dáng của sản phẩm, bước tiếp theo là "Finish it" bằng việc chà nhám. Chà nhám là một công đọan mà không nhiều thợ nào “yêu thích” vì cái sự nhọc công của nó. Sản phẩm trên tay của bạn có TRƠN TRU, KO XƯỚC XẺO, CÁC CẠNH BO GÓC CÓ NHẴN MỊN? Nếu câu trả lời là có => thì sản phẩm đó đã được trau chuốt thông qua CHUỖI CHÀ NHÁM LIÊN HOÀN. Không một văn bản nào quy định bao nhiêu là đủ nhưng đối với chuẩn của cá nhân Tiệm thì: Ít nhất 06 cấp bậc nhám: từ nhám thô 60 đến nhám mịn 320. Người thợ trong quá trình chà nhám, hưởng trọn từ bụi gỗ thô đến bụi mịn. Ám lên cả đầu tóc, quần áo. Tuy nhiên ai đã trót yêu thích nghề làm mộc sẽ tự nhiên yêu mùi gỗ và vị gỗ lúc nào không biết. Âu đó là cũng là cái nghiệp nghề.
Tiếp theo, hãy giúp mình check xem, đồ gỗ trên tay bạn có mùi gì, cảm giác tiếp túc với sản phẩm như thế nào? Một đồ gỗ chất lượng sẽ được phủ coating một loại dầu / sáp phủ bảo vệ trước khi xuất xưởng. Lớp phủ không ít hơn 2 lớp để đảm bảo phủ đều và đủ lượng cho sản phẩm. Nói đến dầu phủ thì cả trăm thứ, nhưng công dụng thì giống nhau đều là bảo vệ gỗ. Dầu gốc tự nhiên thì được đánh giá cao hơn, và giá cũng cao hơn. Vì lý do giá thành, nên đa phần các xưởng sản xuất số lượng lớn sẽ ít dùng loại cao cấp này, dẫn đến cái cảm giác finish không trọn vẹn. “Trọn vẹn” là gì ? Lúc này chỉ có khi cầm trên tay sản phẩm, bạn mới thực sự cảm nhận được
Bài viết đây dựa trên thông tin tìm hiểu và kinh nghiệm thực tế của cá nhân Tiệm. Tiệm đã học nghề mộc tại xưởng chuyên nghiệp, vẫn luôn tự tìm tòi học thêm qua các nguồn media. Không nhớ nổi đã có bao nhiêu cái thí nghiệm, thể nghiệm, thất bại và sau đó là đúc kết cho bản thân sau 5 năm. Bản thân Tiệm khá khắt khe với từng công đoạn làm ra sản phẩm của mình vì hơn ai hết, Tiệm cũng là một người tiêu dùng hiện đại. Chỉ khi bạn tự tay làm ra, bạn mới biết trân trọng đúng giá trị của các sản phẩm thủ công. Tiệm tự hào là Tiệm thủ công đa chất liệu tại Việt Nam.
Cám ơn bạn đã đọc tự sự làm mộc của bọn mình 😉
Viết bình luận